Sunday 20 November 2011

“- Này Hiền giả, Ta tuyên bố rằng: "Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”. Nhưng này Hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt” (KinhRohitassa)

Trong lịch sử nhân loại, vấn đề “có hay không có thế giới siêu hình (TGSH)” là một trong những sự kiện gây nhiều quan tâm nhất và cũng dễ xung đột nhất. Riêng trong Phật giáo, vấn đề này tuy không gây tranh luận gay gắt, nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt đến độ mâu thuẫn. Trong khi một số người quả quyết rằng đạo Phật là một đạo “vô thần”, thế nhưng ở rất nhiều chùa vẫn còn đầy dẫy những nghi thức tế lễ, cúng bái, cầu siêu... thể hiện thế giới tâm linh một cách hiển nhiên chính thức, không thua kém bất kỳ một tôn giáo “hữu thần” nào khác...

Trong Phật pháp, phương pháp phân tích là một trong những phương pháp tư duy rất quan trọng, đã được Đức Thế Tôn nêu lên rất nhiều lần trong kinh tạng Nikaya và luật tạng Patimokkha (1). Người học Phật nếu không biết vận dụng phương pháp này, sẽ dễ rơi vào lối tư duy suy nghĩ một chiều, hời hợt và phiến diện. Ngược lại, biết tư duy theo lối phân tích sẽ giúp cho nhận thức được toàn diện hơn, bao quát hơn và đầy đủ hơn. Chính vì thế tư duy phân tích cũng là chủ trương trong Pháp và Luật của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni...

Thông thường, trong cuộc sống, khi đứng trước khổ đau, nếu ta đặt tâm suy nghĩ không đúng hướng, sẽ khiến khổ đau ít thành khổ đau nhiều, khổ đau nhiều sẽ thành khổ đau không thể vượt qua. Ngược lại nếu ta biết đặt tâm suy nghĩ đúng hướng, có thể biến khổ đau nhiều thành khổ đau ít, khổ đau ít thành không khổ đau...

Từ hơn hai ngàn năm qua đã có rất nhiều các luận thuyết đưa ra nhằm giải thích hệ thống Nhân Duyên (hay Pháp Duyên Khởi) của Đức Phật. Tuy nhiên, cho đến nay, Thánh lý này vẫn còn ẩn chứa nhiều Diệu pháp chưa được nhận thức thích đáng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên, trong đó, xét về mặt học thuật, có hai lý do chủ yếu:..

Từ xưa đến nay, pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được nhiều thế hệ Phật tử thay nhau thọ trì và tu tập. Thế nhưng việc nhận thức được ý nghĩa cứu khổ từ diệu pháp này vẫn còn nhiều điều phải suy xét. Tùy theo mỗi truyền thống, mỗi trường phái, mỗi vị thầy tổ mà pháp môn Bốn Niệm Xứ đã được truyền thừa một cách khác biệt. Điều này đã làm mất đi giá trị nhất quán của diệu pháp Bốn Niệm Xứ, cũng là Chánh Niệm, một chi phần trong Tám Chánh Đạo, tức Đạo Đế, tức Chân lý về con đường diệt khổ.

Nhằm làm rõ hơn ý nghĩa trợ đạo, giúp giải thoát phiền não, chứng ngộ Niết-bàn của diệu pháp Chánh Niệm – Bốn Niệm Xứ, bản giải mã Kinh Niệm Xứ này sẽ giải thích, chứng minh và trả lời các câu hỏi sau đây:...